KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG 

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN NHÂN DÂN CẤP CAO

1. Vị trí, chức năng:

  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là một cấp kiểm sát trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp dưới trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và là cấp trên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp tỉnh) và Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp huyện) về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện chức năng được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội và Nghị quyết số 953/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

 2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

  • Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao; thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Tòa án cấp tỉnh) có kháng cáo, kháng nghị; thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi tắt là Tòa án cấp huyện) có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.
  • Kiểm sát bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh, phát hiện những bản án và quyết định có vi phạm để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh khi xét thấy không có căn cứ.
  • Tiếp nhận, thụ lý và giải quyết kiến nghị, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện theo quy định của pháp luật.
  • Phát hiện những bản án và quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm của Toà áncùng cấp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới, báo cáo đề xuất việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm với Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Thông qua công tác kiểm sát xét xử phát hiện, tổng hợp tình hình vi phạm, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để kiến nghị, yêu cầu khắc phục; hoặc xây dựng các đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ; thông báo rút kinh nghiệm, đế xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có biện pháp giải quyết.
  • Thông qua công tác kiểm sát xét xử phát hiện, kiến nghị với các cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm, sơ hở trong công tác quản lý là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.
  • Chỉ đạo, hướng dẫn. kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểmsát việc giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp huyện trong giai đoạn xét xử theo quy chế nghiệp vụ của Ngành.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn khác theo quy đinh của pháp luật và sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Nguyên tắc hoạt động

  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao lãnh đạo. Viện trường Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Mọi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định và Quy chế của Ngành, sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức và người lao động khác phải thực hiện đúng phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quy chế này.
  • Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác.
  • Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của công chức, người lao động khác, đề cao sự phối hợp trong công tác, trao đổi thông tin trong giải quyêt công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
  • Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
 
TẬP THỂ LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
(Viện cấp cao 3)
Viện trưởng - Viện cấp cao 3
Lê Đức Xuân 
Phó Viện trưởng
Viện cấp cao 3
Nguyễn Thế Thành
Phó Viện trưởng
Viện cấp cao 3
Lâm Quang Trường
 Phó Viện trưởng
Viện cấp cao 3
Phạm Đình Cúc
 Phó Viện trưởng
Viện cấp cao 3
Huỳnh Văn Ri
 Phó Viện trưởng
Viện cấp cao 3
Lê Xuân Hải
 CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN CẤP CAO TẠI TP.  HỒ CHÍ MINH

1. Văn phòng, gồm các phòng:

- Phòng Tham mưu tổng hợp, Thống kê và Công nghệ thông tin (gọi tắt là Phòng tổng hợp).
- Phòng Hành chính, Quản trị và Tài vụ (gọi tắt là Phòng Hành chính).
- Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng (gọi tắt là Phòng Tổ chức).
- Phòng Tiếp dân và xử lý đơn.

2. Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (gọi tắt là Viện 1) gồm 3 phòng:

- Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án an ninh, ma túy, trật tự xã hội và án khác (gọi tắt là Phòng THQCT & KSXX phúc thẩm 1).
- Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án kinh tế, tham nhũng và chức vụ (gọi tắt là Phòng THQCT & KSXX phúc thẩm 2).
- Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự (gọi tắt là Phòng THQCT & KSXX giám đốc thẩm, tái thẩm).

3. Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình có 2 phòng gồm:

- Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm.
- Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án vụ hành chính (gọi tắt là Viện 3) gồm 2 phòng:

- Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm.
- Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.

5. Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án vụ, việc kinh doanh thương mại, lao động (gọi tắt là Viện 4) gồm 2 phòng:

- Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm.
- Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.